วันพุธที่ 28 ตุลาคม พ.ศ. 2558
วันอาทิตย์ที่ 19 กรกฎาคม พ.ศ. 2558
Theo dấu chân Thầu Chín (ตามรอยโฮจีมินห์)
THEO DẤU CHÂN THẦU CHÍN
(ตามรอยโฮจีมินห์)
Bài viết của ông Nguyễn Hữu Định - Nguyên tổng lãnh sự Việt nam tại khu vực Đông Bắc Thái Lan.
เขียนโดย นายเหงียน ฮิว ดิง กงสุล ใหญ่สาธารณรัฐสังคมนิยมเวียดนามประจำภาคตะวันออกเฉียงเหนือ ของประเทศไทย
PHẦN 1 - CẢNG BANGKOK.
Theo cuốn “Hành trình theo chân Bác” do Bảo tàng Hồ Chí Minh biên soạn, vào đầu tháng 7/1928, Bác Hồ đến Thái Lan hoạt động cách mạng. Vì thế, đúng vào dịp đầu tháng 7 năm 2015, tức là 87 năm sau, đoàn chúng tôi quyết định một cuộc hành trình gọi là “Theo dấu chân Thầu Chín”, để tìm lại những địa danh nơi Bác đã đi qua. Chuyến đi và bài viết này, ngoài để tưởng nhớ công ơn của Lãnh tụ kính yêu, chúng tôi còn muốn tìm hiểu thêm cộng đồng Việt kiều tại Thái Lan và đất nước Thái lan xinh đẹp, mến khách.
Cuộc hành trình này bắt đầu từ cảng Bangkok, qua chùa Từ tế và một số chùa Việt mà Bác đã từng trú ngụ rồi đi tiếp về các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Sử sách ghi lại, trong hơn một năm ở Xiêm, Bác đã đến hoạt động tại 9 tỉnh gồm Bangkok, Phichit, Udonthani, Sakonnakhon, Nakhonphanom, Mukdahan, Amnatcharoen, Ubon Rachathani và Nongkhai. Đoàn chúng tôi sẽ đi theo hành trình đó, tuy nhiên trên đường được gặp nhiều chuyện lạ, đáng suy ngẫm và cũng có nhiều địa điểm mà kiều bào cho biết là Bác đã từng đặt chân tới. Do vậy, đoàn cũng vẫn đến tham quan để tìm lại dấu chân của Người. Thời gian tiến hành cuộc hành trình này là tổng hợp của khoảng thời gian dài mà đoàn đã sống và làm việc trên đất Thái Lan. Đoàn có lúc chỉ duy nhất có một người, nhưng cũng có lúc năm bảy người tùy theo điều kiện của mỗi chặng đường. Những bức ảnh sử dụng trong bài viết này hầu hết do đoàn tự chụp, nhưng cũng có một vài bức khác là của bạn bè, nhưng xét thấy đẹp và có ý nghĩa nên đoàn xin phép được dùng để minh họa cho chuyến đi, xin cảm ơn tác giả các bức ảnh đó. Đặc biệt, xin cảm ơn bác Vũ Duy Chính, anh Vũ Mạnh Hùng tỉnh Udon thani, bác Nguyễn Văn Thít (tức Long) tỉnh Sakon, bác Nguyễn Quốc Quyền tỉnh Ubon Rachathani và nhiều bác Việt kiều khác đã giúp đỡ và cung cấp nguồn tư liệu để chúng tôi hoàn thành bài viết này.
-------------------------------------------------------------
Cuộc hành trình này bắt đầu từ cảng Bangkok, qua chùa Từ tế và một số chùa Việt mà Bác đã từng trú ngụ rồi đi tiếp về các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Sử sách ghi lại, trong hơn một năm ở Xiêm, Bác đã đến hoạt động tại 9 tỉnh gồm Bangkok, Phichit, Udonthani, Sakonnakhon, Nakhonphanom, Mukdahan, Amnatcharoen, Ubon Rachathani và Nongkhai. Đoàn chúng tôi sẽ đi theo hành trình đó, tuy nhiên trên đường được gặp nhiều chuyện lạ, đáng suy ngẫm và cũng có nhiều địa điểm mà kiều bào cho biết là Bác đã từng đặt chân tới. Do vậy, đoàn cũng vẫn đến tham quan để tìm lại dấu chân của Người. Thời gian tiến hành cuộc hành trình này là tổng hợp của khoảng thời gian dài mà đoàn đã sống và làm việc trên đất Thái Lan. Đoàn có lúc chỉ duy nhất có một người, nhưng cũng có lúc năm bảy người tùy theo điều kiện của mỗi chặng đường. Những bức ảnh sử dụng trong bài viết này hầu hết do đoàn tự chụp, nhưng cũng có một vài bức khác là của bạn bè, nhưng xét thấy đẹp và có ý nghĩa nên đoàn xin phép được dùng để minh họa cho chuyến đi, xin cảm ơn tác giả các bức ảnh đó. Đặc biệt, xin cảm ơn bác Vũ Duy Chính, anh Vũ Mạnh Hùng tỉnh Udon thani, bác Nguyễn Văn Thít (tức Long) tỉnh Sakon, bác Nguyễn Quốc Quyền tỉnh Ubon Rachathani và nhiều bác Việt kiều khác đã giúp đỡ và cung cấp nguồn tư liệu để chúng tôi hoàn thành bài viết này.
PHẦN 2 - CHÙA VIỆT TẠI BANGKOK.
Ở Thái Lan có gần 20 ngôi chùa tu theo dòng Việt Nam tông, tiếng Thái gọi là Annamnikai. Lịch sử các chùa Việt Nam tông này có từ năm1782, khi Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh cho thảm bại, quân tướng tan tác nên phải lẩn trốn ra Côn Đảo rồi Phú Quốc. Nhưng với ý định cầu ngoại bang giúp đỡ nên sau đó, Nguyễn Ánh dẫn tàn quân chạy sang Thái Lan, lúc đó còn gọi là nước Xiêm. Tại đây, Nguyễn Ánh được Vua Xiêm tiếp nhận, bố trí cho lập một làng tại ngoại ô ở khu vực Đồng Khoai.
Số tàn quân đi cùng Nguyễn Ánh sau đó đã xin ở lại để làm ăn sinh sống trên đất Xiêm, tạo thành cộng đồng người Việt gần 4000 người. Dòng người Việt di cư lần thứ nhất này gọi là thế hệ Việt kiều thời Gia Long. Lúc đầu, họ sinh sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi trồng trọt theo tập quán Việt Nam ở vùng Đồng Khoai, Bang-phô gần đường Phahurat ngày nay. Họ sống tụ tập thành làng gọi là làng Gia Long, người Thái gọi là bản Duôn Phahurat. Họ là những kiều dân Việt Nam đầu tiên trên đất Xiêm. Thời đó, Bang-phô còn là vùng ngoại ô, nhưng sau kinh thành chuyển từ Thôn-bu-ri sang bờ tả ngạn sông Chaophaya thì khu vực Bang-phô dần dần được đô thị hoá và trở thành trung tâm buôn bán sầm uất. Ngoài một số quan binh đem theo vợ con thì phần lớn nhóm người Việt trên là binh lính trai tráng. Trải qua thời gian, số binh lính này đã lấy vợ người địa phương và hoà nhập với dân Thái Lan để trở thành người Thái. Dấu tích của người Việt làng Gia Long ngày xưa còn lại đến bây giờ chỉ là các ngôi chùa, mà dân Thái Lan gọi là Văt Duôn và một số ngôi mộ cổ còn lưu giữ được trong nghĩa trang Việt. Nhưng đến nay, do sự đô thị hóa mãnh liệt, nên các ngôi mộ cổ đó cũng bị dời đi, không còn tìm thấy vết tích nào nữa, mà chỉ còn các ngôi chùa.
Cổng tam quan của cũng chính là cổng của con ngõ.
Cư dân làng Gia Long, sau khi ổn định đời sống đã cùng nhau xây dựng những ngôi chùa của mình. Ngôi chùa luôn là niềm tự hào về nền văn hóa và truyền thống tốt đẹp hàng nghìn năm của dân tộc và dù có đi đâu thì hình ảnh quê nhà với ngôi chùa thân thuộc không thể nào thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
Chùa nằm trong một con ngõ nhỏ.
Kiến trúc chùa Việt tại Bangkok có mái cong, hoa văn, màu sắc đỏ và nhất là hình tượng rồng Việt cũng khác hẳn con rồng Thái Lan. Các bảng hiệu, hoành phi, câu đối được viết bằng chữ nho, các quyển kinh Phật đều được in chép bằng chữ nho và có phiên âm ghi bằng tiếng Thái bên cạnh. Hầu hết tên chùa đều được ghi khắc bằng chữ nho, chữ Thái và được phiên âm sang tiếng Anh.
Đoàn đến thăm chùa vào buổi sáng sớm. Lúc đó, một hòa thượng đang thắp hương tụng kinh, nghe rõ tiếng Nam mô a di đà Phật, tiếc là không ghi âm được tiếng tụng kinh của thầy.
Đa số những ngôi chùa Việt đều được thiết kế đầy đủ các ban thờ, với cách bài trí có bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh giống như ở quê nhà. Một số chùa có cả tượng Di Lặc và Quán thế âm, có nhà tổ, có thờ các vị hòa thượng tiền nhiệm, có tháp cốt. Hàng năm có hai lễ lớn vào tháng Giêng và rằm tháng Bảy âm lịch. Điều này khác hẳn với các ngôi chùa Thái là chỉ thờ Phật Thích ca với nhiều kiểu thế. Các sư của làng Gia Long cũng đưa giáo phái đại thừa dòng An Nam tông du nhập vào xứ Chùa Vàng và cũng được sự chấp nhận của chính quyền và sự kính trọng của người dân địa phương.
Ông Nguyễn Hữu Định tác giả bài viết thắp hương trong chùa.
Một số nghi lễ của An Nam tông đã trở thành một trong những nghi thức không thể thiếu được trong đời sống của người dân Thái, như lễ Cúng dâng sao giải hạn và lễ Cúng rằm tháng Bảy xá tội vong nhân.
Cổng Chùa Hội Khánh nằm ngay trên mặt phố,
bên trong tương đối rộng, có sân, có nhà ở cho sư riêng biệt.
Đến nay, ở Bangkok còn lại bảy ngôi chùa gốc Việt đặc trưng là Văt Kusol Samakorn (Chùa Phổ Phước), Văt Ananamnikayaram (chùa Quảng Phước), Văt Samanamboriharn (Chùa Cảnh Phước), Văt Uphai Ratchabamrung (chùa Khánh Vân), Văt Lokanukhro (Chùa Từ Tế, Bác Hồ đã từng ở đây), Vắt Mongkornsamakom (Chùa Hội Khánh) và Văt Chaiyapummikaram (chùa Tỉ Ngạn).
Sư tu tại các chùa Việt thường là người Thái gốc Việt di cư từ trước. Nhưng cũng có sư từ trong nước, do mối liên hệ cá nhân mà sang tu tại chùa. Trải qua thời gian, đến nay những ngôi chùa Việt nói trên dần dần không còn sư là người Việt vào tu để trông coi nên phần nhiều đã rơi vào tay người Thái hoặc Thái gốc Hoa trụ trì. Vào năm 1978, ông Nguyễn Xuân, lúc đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kể lại, có một lần ông đi công cán nước ngoài được dừng chân ở Bangkok. Kiều bào được tin đến đón ông đi tham quan Thành phố. Bà con giới thiệu tại một ngôi chùa lớn có một sư cả rất có công đức và uy tín với dân, không chỉ tụng kinh, dạy học mà sư còn biết chữa bệnh, bốc thuốc, được nhân dân Thái Lan vô cùng kính trọng. Khi đến chùa, thấy một nhà sư già đang ngồi trên bệ cao, rất nhiều người đang quỳ lạy cầu an, cầu lộc. Nhà sư vẫn cứ nhắm nghiền đôi mắt lẩm nhẩm tụng kinh. Nhưng khi nghe giới thiệu khách đến thăm là ai, giữ chức vụ gì thì ông vội vàng tuột xuống vái dài và đột ngột nói mấy câu tiếng Việt: “Con lạy quan lớn ạ”. Đó là nghi lễ chào khách của người Việt Nam xưa. Mặc dù bị bất ngờ nhưng ông Nguyễn Xuân cũng kịp thời đáp lễ, không dám tự nhận là quan trên của thầy, hỏi thăm thầy với tư cách là khách thăm chùa. Tuy vậy hành động của sư cả cho thấy, dù đức cao vọng trọng ỏ chùa bên Thái, nhưng trong thâm tâm, thầy vẫn tự cho mình là một con dân đất Việt.
Ở Thái Lan có gần 20 ngôi chùa tu theo dòng Việt Nam tông, tiếng Thái gọi là Annamnikai. Lịch sử các chùa Việt Nam tông này có từ năm1782, khi Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh cho thảm bại, quân tướng tan tác nên phải lẩn trốn ra Côn Đảo rồi Phú Quốc. Nhưng với ý định cầu ngoại bang giúp đỡ nên sau đó, Nguyễn Ánh dẫn tàn quân chạy sang Thái Lan, lúc đó còn gọi là nước Xiêm. Tại đây, Nguyễn Ánh được Vua Xiêm tiếp nhận, bố trí cho lập một làng tại ngoại ô ở khu vực Đồng Khoai.
Số tàn quân đi cùng Nguyễn Ánh sau đó đã xin ở lại để làm ăn sinh sống trên đất Xiêm, tạo thành cộng đồng người Việt gần 4000 người. Dòng người Việt di cư lần thứ nhất này gọi là thế hệ Việt kiều thời Gia Long. Lúc đầu, họ sinh sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi trồng trọt theo tập quán Việt Nam ở vùng Đồng Khoai, Bang-phô gần đường Phahurat ngày nay. Họ sống tụ tập thành làng gọi là làng Gia Long, người Thái gọi là bản Duôn Phahurat. Họ là những kiều dân Việt Nam đầu tiên trên đất Xiêm. Thời đó, Bang-phô còn là vùng ngoại ô, nhưng sau kinh thành chuyển từ Thôn-bu-ri sang bờ tả ngạn sông Chaophaya thì khu vực Bang-phô dần dần được đô thị hoá và trở thành trung tâm buôn bán sầm uất. Ngoài một số quan binh đem theo vợ con thì phần lớn nhóm người Việt trên là binh lính trai tráng. Trải qua thời gian, số binh lính này đã lấy vợ người địa phương và hoà nhập với dân Thái Lan để trở thành người Thái. Dấu tích của người Việt làng Gia Long ngày xưa còn lại đến bây giờ chỉ là các ngôi chùa, mà dân Thái Lan gọi là Văt Duôn và một số ngôi mộ cổ còn lưu giữ được trong nghĩa trang Việt. Nhưng đến nay, do sự đô thị hóa mãnh liệt, nên các ngôi mộ cổ đó cũng bị dời đi, không còn tìm thấy vết tích nào nữa, mà chỉ còn các ngôi chùa.
Cổng tam quan của cũng chính là cổng của con ngõ. |
Cư dân làng Gia Long, sau khi ổn định đời sống đã cùng nhau xây dựng những ngôi chùa của mình. Ngôi chùa luôn là niềm tự hào về nền văn hóa và truyền thống tốt đẹp hàng nghìn năm của dân tộc và dù có đi đâu thì hình ảnh quê nhà với ngôi chùa thân thuộc không thể nào thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
Chùa nằm trong một con ngõ nhỏ. |
Kiến trúc chùa Việt tại Bangkok có mái cong, hoa văn, màu sắc đỏ và nhất là hình tượng rồng Việt cũng khác hẳn con rồng Thái Lan. Các bảng hiệu, hoành phi, câu đối được viết bằng chữ nho, các quyển kinh Phật đều được in chép bằng chữ nho và có phiên âm ghi bằng tiếng Thái bên cạnh. Hầu hết tên chùa đều được ghi khắc bằng chữ nho, chữ Thái và được phiên âm sang tiếng Anh.
Đoàn đến thăm chùa vào buổi sáng sớm. Lúc đó, một hòa thượng đang thắp hương tụng kinh, nghe rõ tiếng Nam mô a di đà Phật, tiếc là không ghi âm được tiếng tụng kinh của thầy. |
Đa số những ngôi chùa Việt đều được thiết kế đầy đủ các ban thờ, với cách bài trí có bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh giống như ở quê nhà. Một số chùa có cả tượng Di Lặc và Quán thế âm, có nhà tổ, có thờ các vị hòa thượng tiền nhiệm, có tháp cốt. Hàng năm có hai lễ lớn vào tháng Giêng và rằm tháng Bảy âm lịch. Điều này khác hẳn với các ngôi chùa Thái là chỉ thờ Phật Thích ca với nhiều kiểu thế. Các sư của làng Gia Long cũng đưa giáo phái đại thừa dòng An Nam tông du nhập vào xứ Chùa Vàng và cũng được sự chấp nhận của chính quyền và sự kính trọng của người dân địa phương.
Ông Nguyễn Hữu Định tác giả bài viết thắp hương trong chùa. |
Một số nghi lễ của An Nam tông đã trở thành một trong những nghi thức không thể thiếu được trong đời sống của người dân Thái, như lễ Cúng dâng sao giải hạn và lễ Cúng rằm tháng Bảy xá tội vong nhân.
Cổng Chùa Hội Khánh nằm ngay trên mặt phố, bên trong tương đối rộng, có sân, có nhà ở cho sư riêng biệt. |
Đến nay, ở Bangkok còn lại bảy ngôi chùa gốc Việt đặc trưng là Văt Kusol Samakorn (Chùa Phổ Phước), Văt Ananamnikayaram (chùa Quảng Phước), Văt Samanamboriharn (Chùa Cảnh Phước), Văt Uphai Ratchabamrung (chùa Khánh Vân), Văt Lokanukhro (Chùa Từ Tế, Bác Hồ đã từng ở đây), Vắt Mongkornsamakom (Chùa Hội Khánh) và Văt Chaiyapummikaram (chùa Tỉ Ngạn).
Sư tu tại các chùa Việt thường là người Thái gốc Việt di cư từ trước. Nhưng cũng có sư từ trong nước, do mối liên hệ cá nhân mà sang tu tại chùa. Trải qua thời gian, đến nay những ngôi chùa Việt nói trên dần dần không còn sư là người Việt vào tu để trông coi nên phần nhiều đã rơi vào tay người Thái hoặc Thái gốc Hoa trụ trì. Vào năm 1978, ông Nguyễn Xuân, lúc đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kể lại, có một lần ông đi công cán nước ngoài được dừng chân ở Bangkok. Kiều bào được tin đến đón ông đi tham quan Thành phố. Bà con giới thiệu tại một ngôi chùa lớn có một sư cả rất có công đức và uy tín với dân, không chỉ tụng kinh, dạy học mà sư còn biết chữa bệnh, bốc thuốc, được nhân dân Thái Lan vô cùng kính trọng. Khi đến chùa, thấy một nhà sư già đang ngồi trên bệ cao, rất nhiều người đang quỳ lạy cầu an, cầu lộc. Nhà sư vẫn cứ nhắm nghiền đôi mắt lẩm nhẩm tụng kinh. Nhưng khi nghe giới thiệu khách đến thăm là ai, giữ chức vụ gì thì ông vội vàng tuột xuống vái dài và đột ngột nói mấy câu tiếng Việt: “Con lạy quan lớn ạ”. Đó là nghi lễ chào khách của người Việt Nam xưa. Mặc dù bị bất ngờ nhưng ông Nguyễn Xuân cũng kịp thời đáp lễ, không dám tự nhận là quan trên của thầy, hỏi thăm thầy với tư cách là khách thăm chùa. Tuy vậy hành động của sư cả cho thấy, dù đức cao vọng trọng ỏ chùa bên Thái, nhưng trong thâm tâm, thầy vẫn tự cho mình là một con dân đất Việt.
วันอาทิตย์ที่ 15 กุมภาพันธ์ พ.ศ. 2558
นายประจวบ ไชยสาส์น เยี่ยมชมแหล่งประวัติศาสตร์โฮจิมินห์
นายประจวบ ไชยสาส์น นายกสมาคมมิตรภาพไทย-เวียดนามเยี่ยมชมแหล่งศึกษาและท่องเที่ยว เชิงประวัติศาสตร์โฮจิมินห์ วันที่ 05/12/2557
--------------
Ông Pra-chuộp Xay-da-xản - Chủ tịch Hiệp Hội Hữu nghị Thái - Việt Nam và đoàn đến thăm Khu di tích Chủ Tịch Hồ Chí Minh hôm 05 tháng 12 năm 2014.
--------------
Ông Pra-chuộp Xay-da-xản - Chủ tịch Hiệp Hội Hữu nghị Thái - Việt Nam và đoàn đến thăm Khu di tích Chủ Tịch Hồ Chí Minh hôm 05 tháng 12 năm 2014.
ลายเซ็นต์บุคคลสำคัญมาเยือนแหล่งประวัติศาสตร์โฮจิมินห์
ลายเซ็นต์บุคคลสำคัญมาเยือนแหล่งประวัติศาสตร์โฮจิมินห์
-----------------
- ดร.สุรินทร์ พิศสุวรรณ อดีตเลขาธิการอาเซียน
- นายประจวบ ไชยสาส์น นายกสมาคมมิตรภาพไทย-เวียดนาม
- กงสุลใหญ่สาธารณรัฐสังคมนิยมเวียดนาม ประจำจังหวัดขอนแก่น
-----------------
-----------------
- ดร.สุรินทร์ พิศสุวรรณ อดีตเลขาธิการอาเซียน
- นายประจวบ ไชยสาส์น นายกสมาคมมิตรภาพไทย-เวียดนาม
- กงสุลใหญ่สาธารณรัฐสังคมนิยมเวียดนาม ประจำจังหวัดขอนแก่น
-----------------
ลายเซ็นต์ของดร.สุรินทร์ พิศสุวรรณ อดีตเลขาธิการอาเซียน
ลายเซ็นต์ของนายประจวบ ไชยสาส์น นายกสมาคมมิตรภาพไทย-เวียดนาม
วันพฤหัสบดีที่ 12 กุมภาพันธ์ พ.ศ. 2558
นักเรียนมาเยี่ยมและทัศนศึกษา / Học sinh đến tham quan và học ngoại khóa.
นักเรียนมาเยี่ยมและทัศนศึกษา (2)
Học sinh đến tham quan và học ngoại khóa. (2)
-----------------
Học sinh đến tham quan và học ngoại khóa. (2)
-----------------
วันที่ 10-12 กุมภาพันธ์ 2558 แหล่งศึกษาและท่องเที่ยว เชิงประวัติศาสตร์โฮจิมินห์ มีนักเรียน 590 คนจากโรงเรียนอุดรคริสเตียนวิทยามาเยี่ยมและทัศนศึกษาเพื่อเรียนรู้นอกห้องเรียนเกี่ยวกับประวัติศาสตร์โฮจิมินห์
---------------
---------------
Từ ngày 10-12 tháng 2 năm 2015, Khu di tích Hồ Chí Minh đã tiếp đón 590 em học sinh cấp Phổ thông cơ sở thuộc trường Udon-khít-tiên-vít-tha-da đến tham quan và học chương trình ngoại khóa tại đây để tìm hiểu, học tập lịch sử, đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh.
สมัครสมาชิก:
บทความ (Atom)